1. Thực hiện phục hình trực tiếp:
Bệnh nhân thường đến với bác sĩ phục hình với phần healing cap đã được đặt trên Implant. Ở lần hẹn đầu tiên này, bác sĩ phục hình nên kiểm tra vị trí Implant qua việc sử dụng hướng dẫn phẫu thuật, và phần healing cap được bao quanh bởi mô sừng hoá trưởng thành.
* Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm sẽ dựa trên cơ địa của từng người
Độ sâu thăm dò nên nhỏ hơn 4mm, trên film x- quang xương mào cách vùng nối Implant-abutment trong khoảng 1.5mm nha sĩ đánh giá và chỉnh hình dạng ngoài của R kếcận và mặt phẳng nhai nếucần thiết. Nha sĩ cũng nên đánh giá khớp cắn của bệnh nhân như sự trồi-nghiêng của R đối diện. Trong lần hẹn này, nha sĩ cũng có thể xác định tất cả các thành phần cần thiết cho việc phục hình trong lần hẹn tiếp theo-thường kéo dài khoảng 45 phút. Khi có thời gian, nha sĩ có thể lấy dấu hàm đối diện và màu răng.
Lần hẹn tiếp theo rất quan trọng đối với việc phục hình và là thời điểm chính của qui trình phục hình. Với một nha sĩ có kinh nghiệm, thủ thuật này cũng có thể được thực hiện ở lần hẹn phục hình đầu tiên. Nha sĩ tháo phần nối xuyên nướu (healing cap), thường là với dụng cụ lục giác 0.50 inch và thường không cần gây tê. Sau đó nha sĩ đặt abutment vào phần chống xoay của thân Implant.
* Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm sẽ dựa trên cơ địa của từng người
Ngoài ra, các sợi mô liên kết vòng có thể phủ quanh phần đầu Implant, và nha sĩ phục hình cần cắt bỏ mô này với dụng cụ bấm mô, dao hoặc mũi khoan kim cương dùng với tay high speed. Thủ thuật này thường cần gây tê và chảy máu có thể gây ảnh hưởng đến việc lấy dấu cuối cùng của abutment. Có nhiều thiết kế làm sẵn trong mỗi hệ thống Implant. Ơû vùng không cần thẩm mỹ, abutment tiêu chuẩn gồm 2 phần là chọn lựa hàng đầu. Ơû vùng đòi hỏi thẩm mỹ hoặc cần tạo hình dạng đặc biệt có thể cần thực hiện 1 abutment riêng có hình dạng giải phẫu phù hợp hoặc 1 abutment thẩm mỹ. Trong trường hợp này, nha sĩ không nên chọn phương pháp trực tiếp. Thay vào đó, nha sĩ nên lấy dấu thân Implant để tạo ra abutment và mão R trong labo với phương pháp gián tiếp.
Một khi abutment được gắn vào phần chống xoay của Implant và ốc cố định được siết chặt, abutment và mão phải đạt được sự khít sát. Nếu thân Implant tạo góc lớn hơn 15 độ so với mặt phẳng nhai, nha sĩ nên lựa 1 abutment được bẻ góc sẵn 15, 20 hoặc 30 độ để chỉnh thân Implant bị bẻ góc. Chụp film quanh chóp hoặc film cắn cánh để chắc rằng việc gắn kết giữa các thành phần đã khít khao. Đôi khi, abutment không gắn kết khít sát với Implant hoặc bị mô mềm chui vào giữa phần tiếp xúc abutment-Implant, khi đó cần phải định vị cho khít sát và chụp film kiểm tra.
Sau khi đã chắc chắn rằng abutment đặt đúng vị trí, dụng cụ vặn ốc có đo lực torque được sử dụng để siết chặt ốc giữ abutment.
* Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm sẽ dựa trên cơ địa của từng người
Trong phần lớn trường hợp, lực Torpue đặt vào ốc vặn khoảng 30Ncm và lực này tương đương 50-75% module đàn hồi của vật liệu và thiết kế ốc. Nha sĩ nên dùng kẹp cầm máu để giữ abutment trong khi siết ốc cố định để giảm lực xé trên vùng mào xương quanh thân Implant. Sau đó nha sĩ nới lỏng ốc siết ra và siết chặt trở lại tới 30 Ncm. Điều này làm giãn nhẹ ren ốc và làm giảm sự lỏng ốc.
Nha sĩ dùng tay khoan tốc độ cao với lượng nước làm mát nhiều và dùng mũi khoan mới có rãnh cắt (ví dụ 702 hoặc 703) để chuẩn bị abutment. Đường hoàn tất có thể là bờ xuôi (knife edge) hoặc bờ vát cạnh (chamfer), tuỳ theo thiết kế của nha sĩ. Một số abutment được điều chỉnh để có đường hoàn tất đặc biệt. Trong những trường hợp này, nha sĩ sẽ đánh giá vị trí đường hoàn tất và bổ sung nó theo ý muốn.
Nếu vùng cổ Implant không nằm trong vùng thẩm mỹ, đường hoàn tất ở ngang hoặc trên mô cho phép lấy dấu và vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, abutment nên có chiều cao ít nhất 5mm để bảo đảm sự lưu giữ của mão R. khi 1 Implant thay thế cho 1 R sau, mão R cần 1 abutment chống xoay.
Vì sự lỏng ốc siết abutment thường gia tăng ở vùng R phía sau, nên trong 1 số trường hợp, như thiết kế của hệ thống Branemark, người ta tạo 1 đường vào trên mặt nhai của mão R gắn bằng xi-măng như là một biện pháp dự phòng. Một điều quan trọng là đường vào này là để dành cho ốc siết abutment chứ không phải để siết cố định phục hình. Oác siết abutment thường lớn hơn và chắc hơn. Oác abutment thường dài hơn và vì vậy có khả năng lưu giữ tốt hơn. Mão R trong trường hợp này được gắn vào abutment bằng xê-măng chứ không phải được siết bằng ốc cố định vào thân Implant. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng lỏng ốc, nha sĩ sẽ sử dụng đường vào tạo sẵn trên mão ra để đi vào và siết chặt lại ốc cố định abutment với Implant. Khi siết mão R trên Implant, cần phải dùng một lực để giữ mão R chống lại lực xoắn gây ra trên mão R. Một rãnh theo chiều ngoài trong được tạo ra trên abutment và gắn kết với phục hình. Bằng cách này, lực nén trên xê-măng chống lại lực xoắn vặn thay vì lực xé (lực có thể làm lỏng mão). Đường vào từ mặt nhai của mão R chỉ cần lớn bằng đường kính của dụng cụ siết ốc (thường khoảng 2mm). đường vào được bao quanh bởi sườn kim loại để hạn chế nguy cơ vỡ sứ. Một cục gòn nhỏ được đặt vào trong lỗ và trám composite bít kín đường vào. Tiếp xúc cắn thì đầu được hướng dọc theo thân Implant, các điểm tiếp xúc này được mở rộng ra 3mm quanh đường vào ở trung tâm mặt nhai.
Ưu điểm đáng kể của 2 Implant liên kết nhau thay thế cho 1 R cối hàm dưới là các abutment không cố định bằng vít có thể được dùng cho việc lưu giữ mão R bằng xê-măng với 1 hoặc 2 diện phẳng trên các Implant này. Các mão R liên kết gắn vào các diện phẳng của abutment và năng ngừa hiện tượng lỏng ốc. Vì vậy không cần phải sử dụng các abutment 2 thành phần chống xoay. Khớp cắn có thể hướng thẳng vào trên thân Implant vì đường vào để vặn ốc không cần.
Trụ abutment có thể cần được chuẩn bị với việc mài bớt nếu khoảng cách giữa các trụ abutment hoặc giữa abutment và thân R thật nhỏ hơn 1,5 mm. Vì vậy khi 2 Implant phục hồi cho 1 R cối, các trụ abutment cần mài vát để tăng thêm khoảng không giữa chúng và bảo đảm hình dạng tiếp xúc đầy đủ và dễ dàng vệ sinh R miệng. Bờ phục hình vùng R sau thường ở ngang mức hoặc trên viền nướu nếu độ lưu giữ mão R đủ và ngoài vùng thẩm mỹ. Chất liệu liên quan đến mặt nhai mão R cũng cần được chọn lựa trước khi chuẩn bị trụ abutment vì nó có thể ảnh hưởng đến chiều cao abutment.
Ở vùng thẩm mỹ hoặc khoảng liên hàm nhỏ với chiều cao abutment giảm, nha sĩ thực hiện đường hoàng tất dưới nướu. Vì vậy, nha sĩ đưa chỉ co nướu vào rãnh nướu. Thủ thuật này dễ thực hiện so với R thiệt vì không có sợi mô liên kết nào gắn vào trụ abutment. Dụng cụ vặn ốc cố định abutment ở mức 30 Ncm và dụng cụ cầm máu chống lực xoắn trên abutment bảo đảm cho ốc không bị lỏng do rung trong khi mài chỉnh mão.
Nha sĩ thực hiện việc lấy dấu sau cùng trụ abutment với vật liệu lấy dấu đàn hồi, lấy dầu hàm đối diện và dấu cắn. Nha sĩ thực hiện một phục hình trung gian ở vùng thẩm mỹ, không tiếp xúc nhai để giảm nguy cơ quá tải sớm ở vùng mào xương. Ơû các loại xương tốt (D1, D2) và vùng không đòi hỏi thẩm mỹ, không cần thực hiện mão trung gian trừ khi trụ abutment gây ra cảm giác bén nhọn hoặc gây khó chịu đối với lưỡi. Nếu không, BS sẽ hẹn bệnh nhân đến lần hẹn tiếp theo.
Labo sẽ đổ dấu bằng thạch cao cứng và cố định với hàm đối diện qua dấu cắn. Mão R sau cùng được tạo ra với độ rộng hơn và phẳng hơn hố trung tâm thông thường trên vùng đỉnh của trụ abutment vì tiếp xúc nhai thì đầu. Khi sứ được dùng trên mặt phẳng nhai, sườn kim loại mở rộng về phía mép của phục hình để bảo đảm rằng các lực xé được đặt vào các vùng sứ được nâng đỡ bởi kim loại. Hình dạng phía má của mão R ở hàm dưới và hình dạng phía lưỡi ở hàm trên thường được giảm bới để giảm các lực lệch trục trên Implant trong khi chịu lực.
Mão đơn ở vùng R sau gắn vào lần hẹn phục hình sau. Nha sĩ phải chắc rằng ốc vặn được bảo đảm được 30 Ncm, định vị mão, đánh giá các tiếp điểm bằng chỉ tơ nha khoa, và kiểm tra với film x quang sự tiếp xúc của bờ phục hình. Trước tiên, nha sĩ điều chỉnh khớp cắn tương tự như với R thật, với lực cắn nhẹ và giảm hoặc loại bỏ bất kỳ tiếp xúc lệch trục nào. Sau đó, lực nhai mạnh được sử dụng để đánh giá khớp cắn cuối cùng (Fig 21-30).
Phục hồi cuối cùng thường được gắn bằng xê-măng được xử lý mềm (soft access cement) như o- ethoxy- benzoic acid (EBA). Điều này cho phép phục hình tránh được tình trạng lỏng ốc gắn abutment hoặc vỡ bể sứ. Nha sĩ sẽ nói cho bệnh nhân biết hiếm khi xê-măng này không giữ được phục hình chắc chắn, tuy nhiên không giống như với R thất, tình trạng này không gây ra tình trạng sâu R hoặc nhạy cảm. Nếu phục hình không còn dán dính sau năm đầu tiên thì nha sĩ có thể sử dụng một loại xê-măng cứng hơn.