Theo Đông y, nước bọt có vị mặn, không độc, tính bình, có công dụng nhuận tạng, làm tăng nguyên khí, bổ não ích tỳ, giải độc, làm mềm da, sáng mắt, chữa mụn,…
Khoa học hiện đại cũng chứng minh, nước bọt chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể như: amylase (men phân giải tinh bột), bacterisolysin, globulin, canxi, kali…
Đặc biệt, chất bacterisolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các loại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể qua đường miệng.
* Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm sẽ dựa trên cơ địa của từng người
Một số tác dụng của nước bọt:
- Là dung dịch súc miệng hiệu quả: Nước bọt “cuốn trôi” những thực phẩm còn dư thừa trong miệng, giúp khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ. Nếu không có nước bọt, thức ăn dư thừa khó tiêu hóa triệt để, từ đó sẽ tạo ra nhiều mảng bám, gây hôi miệng, sâu răng.
- Là chất bôi trơn quan trọng: Nước bọt chứa nhiều chất nhầy, có tác dụng “bôi trơn” thực phẩm, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn tới dạ dày, đồng thời hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn giúp khoang miệng luôn mềm mại, không bị khô rát, khó chịu.
- Có tác dụng cầm máu: Nước bọt có thể giúp đông máu nhanh. Bởi vậy, khi khoang miệng bị tổn thương hay nhổ răng chảy máu, nước bọt sẽ nhanh chóng cầm máu, bít miệng vết thương hiệu quả.
- Tạo cảm giác ngon miệng: Nước bọt có thể pha loãng các vị đắng, cay, chua, ngọt tạo môi trường trung tính giúp chúng ta ăn ngon. Thức ăn nhờ vậy cũng được tiêu hóa nhanh hơn.
- Tác dụng chống vi khuẩn, nấm mốc: Thông qua các quá trình cơ lý khác nhau, các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước bọt phát huy vai trò chống vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc viêm lợi, sâu răng, viêm họng.
- Làm lành nhanh vết thương: Nước bọt chứa nhiều auxin, có tác dụng đẩy nhanh thời gian lành bệnh, miệng vết thương nhanh nhỏ lại và đóng vảy.
- Tác dụng tiêu hóa: Men phân giải tinh bột trong nước bọt có thể phân giải thành đường mantoza, kích thích tiêu hóa và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể.